THỜI ĐIỂM TỘT ĐỈNH VỚI THÂN PHẬN CON NGƯỜI

 

Sau nữa, Lời Nhập Thể là Tuyệt Đỉnh Thời Gian v́ đây là Thời Điểm thân phận của con người đạt đến Tuyệt Đỉnh Thần Linh của ḿnh.

 

Vẫn biết, phải nhờ Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, con người mới được thực sự và chính thức giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết, và ai “lănh nhận phép rửa nhân danh Chúa Kitô” (Acts 2:38, 8:16) mới “được cứu độ” (Mk 16:16). Thế nhưng, ngay trong Mầu Nhiệm Nhập Thể, tự nhân tính nói chung, qua nhân tính của chính Con Thiên Chúa, nhờ được ngôi hiệp với thần tính hằng hữu vô cùng toàn thiện, toàn năng và toàn ái  của Người, đă được thần linh hóa, được thông phần sự sống thần linh, và c̣n được trở thành bí tích, được trở thành phương tiện chẳng những để Người dùng trong việc chiến thắng tội lỗi và sự chết, mà c̣n để thông ban sự sống thần linh cho con người nữa, cách riêng cho “những ai tiếp nhận Người” (Jn.1:12).

 

Công Đồng Chung Vaticanô II, trong Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium et Spes đă cảm nhận được tất cả sự thật về mối liên hệ thần linh giữa con người và Thiên Chúa, đúng hơn, tất cả sự thật về con người trong Mầu Nhiệm của Thiên Chúa, thành phần đă được tác giả Thánh Vịnh ngất ngưỡng ca tụng trong Mầu Nhiệm Tạo Dựng (xem Ps 8:6-9), thành phần càng cao trọng và siêu việt hơn nữa trong Mầu Nhiệm Nhập Thể như sau:

·        Thực thế, mầu nhiệm về con người chỉ được sáng tỏ trong mầu nhiệm Lời nhập thể. Bởi v́, Adong, con người tiên khởi, đă là h́nh bóng của Adong phải đến (xem. Rm 5:14 và Tertullianô De Carnis Resurrectione. 6: PL 2, 282; CSEL, 47, p. 33, 1. 12-13), đó là Đức Kitô, một Đức Kitô tân Adong, khi mạc khải về Chúa Cha và về t́nh yêu của Cha, đă tỏ cho con người biết rơ về chính họ, cũng như đă tỏ cho họ thấy được ơn gọi tuyệt vời của họ ...”. (đoạn 22.1)

 

·        ’Là h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh’ (Col 1:15; xem 2Cor 4:4) Người chính là một con người hoàn hảo, Đấng đă phục hồi nơi con cái Adong h́nh ảnh đă bị họ làm biến dạng ngay từ nguyên tội. Nơi Người, bản tính nhân loại, chính nhờ được Người mặc lấy chứ không bị hút mất, cũng đă được nâng lên tới một phẩm giá khôn sánh (xem Công Đồng Chung Côngtantinôpôli II, can. 7: Denz, 219 [428]; xem Công Đồng Chung Côngtantinôpôli III: Denz, 291 [556]; xem Công Đồng Chung Chalcêđôn: Denz. 291 [302]). Bởi v́, bằng việc nhập thể của ḿnh, Con Thiên Chúa, một cách nào đó, đă kết hợp với từng người”. (đoạn 22.2)

 

Nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể, Con Thiên Chúa thực sự “đă kết hợp với từng người”, đến nỗi, Người đă đồng hóa với họ, chẳng những với họ là thành phần chính thức thuộc về Giáo Hội của Người, đến nỗi, ai bách hại họ là bách hại Người (xem Acts 9:4-5), mà c̣n với họ là thành phần thuần túy thuộc về gia đ́nh nhân loại nói chung, đến nỗi, ai không chủ động, tích cực và cụ thể tỏ ra yêu thương họ khi cần thiết, cũng chính là không yêu thương chính Người (xem Mt 25:35-36, 40, 42-43, 45).

 

Thế nhưng, trong thành phần nhân loại được “Con Thiên Chúa kết hợp với từng người” nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể của Người, chắc chắn không ai được Người kết hợp hết sức mật thiết bằng cá nhân Trinh Nữ Maria “đầy ơn phúc” (Lk.1:28), con người đă được thực sự, về phương diện thể lư, “thụ thai và hạ sinh ... Con Đấng Tối Cao” (xem Lk 1:31,32), con người đă được thực sự cưu mang Con Thiên Chúa trong dạ nữ nhân của ḿnh và đă cho Người bú sữa làm mẹ của ḿnh (xem Lk 11:27).

 

Nhận biết được thân phận vô cùng diễm phúc độc nhất vô nhị của ḿnh, Trinh Nữ Maria đă cất tiếng “ngợi khen Chúa” (xem Lk 1:46-55). Trinh Nữ Maria chẳng những hiện diện ngay vào thời điểm viên măn, thời điểm sau hết, thời điểm đă trọn với “Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân trần, là trung tâm của vũ trụ và của lịch sử” (ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptor Hominis, đoạn 1), mà c̣n hiện diện trước Chúa Kitô giáng sinh, để đại diện nhân loại “tiếp nhận Người” (Jn 1:12) với tư cách của một “tôi tớ Thiên Chúa xin vâng” (Lk 1:38), và c̣n hiện diện sau khi Chúa Kitô đă thăng thiên, để cùng với Giáo Hội, qua các Thánh Tông Đồ, đón nhận Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (xem Acts 1:14). Nếu qua lời “xin vâng” của ḿnh, Trinh Nữ Maria đă làm cho thời gian viên trọn, thời gian sau hết, thời gian đă trọn xẩy ra trong lịch sử loài người nơi ḿnh thế nào, th́ thời gian viên trọn, thời gian sau hết, thời gian đă trọn cũng đến từ Trinh Nữ Maria và được mở màn từ Trinh Nữ Maria như vậy.

 

Như thế, dù là Thánh Gioan Tẩy Giả, con người cao trọng nhất trong nhân loại (xem Mt 11:11), Vị đă làm Phép Rửa cho Chúa Kitô, hay là Thánh Giuse, Dưỡng Phụ của Chúa Giêsu, hoặc là Các Thánh Tông Đồ, thành phần Chứng Nhân Tiên Khởi của Chúa Kitô, làm nên nền tảng của Giáo Hội (xem Eph 2:20; Rev 21:14) đi nữa, cũng không được như Trinh Nữ Maria, nhân vật duy nhất trong loài người, hoàn toàn ở trong thời gian viên trọn, thời gian sau hết, thời gian đă trọn, nghĩa là có mặt trong cả ba Thời: Thời Cựu Ước của Chúa Cha, Thời Tuyệt Đỉnh của Chúa Con và Thời Tân Ước của Chúa Thánh Thần. Thật vậy, theo tiến tŕnh lịch sử, Trinh Nữ Maria đă có mặt ở ngay trong Thời Cựu Ước của Chúa Cha: “Ngài đă săn sóc Yến-Duyên tôi tớ của Ngài, bởi nhớ lại ḷng Ngài xót thương, như Ngài phán hứa với tổ phụ ta, cho Abraham và gịng dơi ông đến muôn đời” (Lk 1:50, 54-55). Trinh Nữ Maria có mặt trong chính Thời Tuyệt Đỉnh của Chúa Con: “Linh hồn tôi chúc tụng Chúa và thần trí tôi hân hoan trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi” (Lk.1:46-47). Trinh Nữ Maria c̣n có mặt trong cả Thời Tân Ước của Chúa Thánh Thần: “Từ nay muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lk 1:48-49).

 

Mẹ Maria thực sự đă có mặt trong cả ba thời, Thời Cựu Ước của Chúa Cha, Thời Tuyệt Đỉnh của Chúa Con và Thời Tân Ước của Chúa Thánh Thần. Thế nhưng, như Lời Nhập Thể đă hiện diện nơi tất cả những ǵ Chúa Cha Mạc Khải trong Thời Cựu Ước của Dân Yến-Duyên, và sẽ tiếp tục hiện diện cho đến tận thế trong Thời Tân Ước của Chúa Thánh Thần qua việc Ngài làm cho Mạc Khải của Người được sáng tỏ nơi Giáo Hội và trước thế giới, song thời điểm riêng của Người vẫn là Tuyệt Đỉnh Thời Gian thế nào, th́ thời điểm riêng của Mẹ Maria cũng là Thời Tuyệt Đỉnh với Chúa Kitô như thế. Bởi vậy, dù có mặt trong Thời Cựu Ước, song Trinh Nữ Maria cũng đă được “Thiên Chúa là Đấng cứu độ” (Lk.1:47) cho hưởng trước công nghiệp của Con ḿnh (xem Tông Hiến Ineffabilis Deus của Đức Piô IX ngày 8/12/1854, đoạn 1.1) trong Thời Tuyệt Đỉnh, và chính v́ “Ngài đă thương đến phận thấp hèn tôi tớ của Ngài” (Lk 1:48) là Trinh Nữ Maria độc nhất vô nhị như thế mà “từ nay muôn đời” trong Thời Tân Ước “sẽ khen tôi diễm phúc” (cùng đoạn vừa dẫn).

 

Thế nhưng, theo Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa cũng như trong Công Cuộc Cứu Độ của Lời Nhập Thể, dù là một nhân vật “trổi vượt hơn tất cả mọi tạo vật khác trên trời dưới đất” (Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium, đoạn 53), song “v́ thuộc gịng dơi của Adong, Người cũng đă liên kết với tất cả mọi người cần được cứu rỗi” (cùng đoạn vừa dẫn), do đó, Trinh Nữ Maria “được chào kính như là một chi thể siêu việt, hết sức đặc biệt của Giáo Hội, làm mẫu nghi nêu gương phi thường cho Giáo Hội về phương diện đức tin và đức mến” (cùng đoạn vừa dẫn). Giáo Hội, trong đó có cả Trinh Nữ Maria, chính là, và đặc biệt nhờ Trinh Nữ Maria, đă xứng đáng là Hiền Thê của Lời Nhập Thể, là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, một Giáo Hội, đối với thời gian viên trọn, thời gian sau hết, thời gian đă trọn và cũng chính v́ thời gian viên trọn, thời gian sau hết, thời gian đă trọn này, đă trở thành “một thành xây trên núi” (xem Mt 5:14), tức là một Thực Tại Hiệp Thông Thần Linh siêu việt ở trên đỉnh cao nh́n xuống thế gian và cũng là Tuyệt Đỉnh thế gian phải hướng lên t́m đến như Bí Tích hay Dấu Chỉ Hiệp Thông duy nhất (xem Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium, đoạn 1), với bản chất “là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14) và với sứ mệnh là “soi chiếu” (Mt 5:15) cho thế gian thấy chính “ánh sáng thế gian” (Jn 8:12) là Chúa Kitô, Tuyệt Đỉnh Mạc Khải của Thiên Chúa, đúng như h́nh ảnh đă được tiên báo từ Thời Cựu Ước theo Dự Án Cứu Rỗi của Thiên Chúa:

 

·        Trong những ngày tới đây, núi của nhà Chúa sẽ được thiết lập như ngọn núi cao nhất, vượt trên các đồi. Tất cả các đất nước sẽ tuôn về ngọn núi ngất cao này; nhiều dân tộc sẽ đến mà nói: ‘Hăy tới, chúng ta hăy trèo lên núi của Chúa, lên nhà của Thiên Chúa Giacóp, để Ngài dạy dỗ chúng ta theo đường lối của Ngài, nhờ đó chúng ta có thể bước đi theo nẻo hướng của Ngài” (Is 2:2-3).